Vitamin D Là Gì

Vitamin D Là Gì

Vitamin là những hợp chất cơ thể không tự tổng hợp được mà chủ yếu phải bổ sung thông qua thực phẩm. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi vitamin là gì và liệt kê các loại vitamin phổ biến cùng vai trò của chúng với sức khỏe.

PHÂN LOẠI VITAMIN: VITAMIN TAN TRONG CHẤT BÉO VÀ TAN TRONG NƯỚC

Để trả lời cho câu hỏi: “Có mấy loại vitamin?”, thì Gymstore xin được trả lời rằng Vitamin được chia làm 2 nhóm chính:

• Vitamin tan trong nước gồm các Vitamin nhóm B và C. • Vitamin tan trong chất béo gồm các Vitamin nhóm A, D, E và K.

Các vitamin tan trong nước không tồn tại lâu trong cơ thể mà sẽ sớm được bài tiết qua đường nước tiểu. Vì vậy, các vitamin tan trong nước cần phải được bổ sung thường xuyên hơn so với các vitamin tan trong chất béo. Cụ thể, Vitamin C và tất cả các vitamin nhóm B đều tan trong nước.

Các vitamin tan trong dầu được lưu trữ trong các mô mỡ của cơ thể và cả ở trong gan. Vitamin A, D, E và K tan trong chất béo. Chúng dễ dàng lưu trữ hơn các vitamin tan trong nước và có thể tồn tại trong cơ thể trong thời gian dài, thậm chí lên đến vài tháng. Các vitamin này được hấp thụ qua đường ruột với sự tham gia của chất béo, hoặc lipid.

Vitamin A là gì và công dụng như thế nào?

Vitamin A hay còn gọi là Retinol là chất có màu vàng, có khả năng hòa tan trong dầu, có tác dụng hỗ trợ sức khỏe mắt, nâng cao chức năng hệ miễn dịch. Thiếu hụt Vitamin A có thể gây ra bệnh quáng gà và bệnh keo sừng, khiến cho lớp trước trong của mắt bị khô và mờ.

Một số loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin A như: gan, dầu gan cá, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, bơ, cải xoăn , rau bina, bí ngô , rau cải xanh, một số loại pho mát, trứng, mơ, dưa đỏ và sữa.

Hay còn gọi với tên hóa học là Thiamin, B1 là Vitamin thuộc nhóm B và tan được trong nước. Vitamin B1 có vai trò tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện chức năng não bộ, giảm khả năng mắc bệnh Alzheimer, hỗ trợ hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Vitamin B1 còn rất cần thiết để sản xuất các enzyme khác nhau giúp phân hủy lượng đường trong máu.

Vitamin B1 có nhiều trong các loại hạt, sữa bột, đậu nành, men bia, yến mạch và các loại thịt. Ngoài ra, các thực phẩm như cá và trứng cũng chứa khá nhiều Vitamin B1. Thiếu hụt Vitamin B1 có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng beriberi (bệnh tê phù) và Wernicke-Korsakoff (một loại bệnh não).

Vitamin B2 hay còn có tên gọi là Riboflavin, có vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào cơ thể và giúp chuyển hóa thức ăn, đồng thời bảo vệ tế bào thần kinh. Có nhiều trong thịt, sữa, trứng, hạnh nhân, phô mát.

Triệu chứng của tình trạng thiếu hụt Vitamin B2 bao gồm viêm môi và các vết nứt trong miệng. Các nguồn thực phẩm dồi dào Vitamin B2 bao gồm măng tây, chuối , hồng, đậu bắp, cải thìa, pho mát, sữa, sữa chua, thịt, trứng, cá và đậu xanh.

Vitamin B3, có tên hóa học là niacin hay niacinamide, là vitamin tan trong nước, rất cần cho các hoạt động chức năng của cơ thể, cụ thể là hệ thống thần kinh, hệ tiêu hóa và đảm bảo sức khỏe của da. Thiếu hụt Vitamin B3 có thể gây ra bệnh lý được gọi là pellagra, gây tiêu chảy , thay đổi da và rối loạn đường ruột.

Vitamin B3 có nhiều trong các loại thực phẩm như: thịt gà, thịt bò, cá ngừ, cá hồi, sữa, trứng, cà chua, rau lá, bông cải xanh, cà rốt, các loại hạt, đậu phụ và đậu lăng.

Vitamin B5 hay có tên khoa học khác là Axit Pantothenic là loại vitamin tan trong nước, có vai trò trong quá trình sản xuất năng lượng của cơ thể, đồng thời hỗ trợ giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng sức khỏe hệ miễn dịch.

Vitamin B5 có mặt hầu hết ở các loại thực phẩm, nhiều nhất ở thịt, ngũ cốc nguyên hạt, bông cải xanh, bơ và sữa chua,… Nếu không bổ sung đủ Vitamin B5, bạn sẽ dễ mắc các bệnh cảm cúm hơn.

Vitamin B6, là Vitamin nhóm B tan trong nước,quan trọng cho sự hình thành các tế bào hồng cầu. Vitamin B6 còn có tác dụng giảm thiểu nguy cơ xơ vữa động mạch, cân bằng cholesterol, ngăn ngừa sỏi thận. Thực phẩm giàu Vitamin B6 bao gồm chuối, đậu đỏ, đậu nành, ngũ cốc nguyên cám, thịt bò, gà.

Thiếu hụt Vitamin B6 có thể gây thiếu máu, bệnh thần kinh ngoại biên hoặc tổn thương các bộ phận khác của hệ thần kinh ngoài não và tủy sống.

Vitamin B7 hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến khác là Biotin, thuộc nhóm vitamin tan trong nước, hỗ trợ quá trình chuyển hóa protein, chất béo và carbohydrate. Nó cũng góp phần tạo ra keratin, một loại protein cấu trúc trong da, tóc và móng tay.

Vitamin này có nhiều trong lòng đỏ trứng, các sản phẩm từ sữa, bắp cải, bông cải xanh, khoai lang, khoai tây, chuối và thịt gia cầm. Viêm da, viêm ruột hoặc viêm dạ dày có thể là biểu hiện của sự thiếu hụt Vitamin B7.

Vitamin B9 có tên hóa học là axit folic, là thành tố quan trọng trong quá trình tạo ra DNA và RNA. Thiếu hụt Vitamin B9 khi mang thai có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi. Các bác sĩ thường khuyên rằng nên bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai. Nguồn thực phẩm tự nhiên giàu Vitamin B9 bao gồm các loại rau lá, đậu Hà Lan, các loại đậu, gan, một số sản phẩm ngũ cốc tăng cường và hạt hướng dương.

Vitamin B12 hay còn gọi là Cobalamin, là số các vitamin tan được trong nước, có tác dụng trong sự trao đổi chất và sức khỏe của hệ thần kinh và não bộ. Vitamin B12 có nhiều trong gan động vật, cá, heo, gia cầm, động vật có vỏ,.. Thiếu hụt Vitamin B12 có thể gây ra các vấn đề thần kinh và một số loại thiếu máu.

Vitamin C với tác dụng phổ biến là tăng cường chức năng miễn dịch

Vitamin C hay còn gọi là axit Ascorbic, có chức năng trong sản xuất collagen, chữa lành vết thương và hình thành xương. Vitamin C là loại vitamin phổ biến, giúp tăng cường mạch máu, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể hấp thụ sắt và hoạt động như một chất chống oxy hóa chống lại tác dụng của các gốc tự do có hại.

Thiếu hụt Vitamin C làm tăng khả năng mắc bệnh còi xương, gây chảy máu nướu răng, mất răng, và tình trạng vết thương lâu lành. Vitamin C dồi dào trong các thực phẩm như sữa, rau quả tươi, cam, chanh, dâu tây, rau muống, rau ngót,…

Vitamin D là một nhóm các Secosteroid tan được trong chất béo, có tác dụng quan trọng trong sức khỏe hệ miễn dịch, sức khỏe của xương khớp nói chung. Vitamin D có ít trong thực phẩm, cụ thể ở các loại như cá béo, trứng, gan bò và nấm. Bạn có thể bổ sung Vitamin D bằng cách tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Thiếu hụt Vitamin D có thể gây ra tình trạng còi xương và nhuyễn xương, hoặc làm mềm xương.

Vitamin E là loại vitamin tan trong dầu, hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa stress oxy hóa, trì hoãn quá trình lão hóa, tăng sức khỏe hệ miễn dịch, giảm vết nhăn trên da,.. Bạn có thể bổ sung Vitamin E từ hạnh nhân, đậu phộng, dầu hướng dương, dầu nành, dầu oliu, sản phẩm từ sữa,...

Thiếu hụt Vitamin E không phổ biến, nhưng nó có thể gây thiếu máu tán huyết ở trẻ sơ sinh. Đây là tình trạng các tế bào máu bị phá hủy và loại bỏ khỏi máu quá sớm.

Vitamin K có hai loại là Vitamin K1 và Vitamin K2. Vitamin K1 có một số tác dụng như giảm nguy cơ chảy máu không kiểm soát, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, có nhiều trong rau xanh (cải, bông cải,…), dầu thực vật (dầu đậu nành), các loại trái cây như bơ, kiwi,...

Vitamin K2 là một loại vitamin tan trong dầu, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng khung xương, giúp “gắn” canxi vào xương thay vì lắng đọng vào thành mạch, gây ra tình trạng vôi hóa ở mạch máu và các cơ quan. Không bổ sung đủ Vitamin K2 có thể gây ra tình trạng vôi hóa động mạch, là nguyên nhân của nhiều bệnh tim mạch.

Hai loại Vitamin K2 được nhiều người biết đến nhất là MK-4 và MK-7. Trong đó MK-4 là một loại vitamin xuất hiện nhiều trong chất béo động vật như: lòng đỏ trứng, bơ, thịt bò, gan ngỗng… Riêng MK-7 khó tìm hơn, được sản xuất bởi một số chủng vi khuẩn cụ thể, có nhiều trong natto (đậu nành lên men của Nhật), các loại phô mai, chế phẩm từ sữa và sữa chua,…