Xét Xử Vụ Án Việt Nam

Xét Xử Vụ Án Việt Nam

Theo thông báo của TAND TP Hà Nội, ngày mai 2/10, TAND TP Hà Nội sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án trốn thuế xảy ra tại Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam, có trụ sở tại nhà A9-D5, phố Dịch Vọng Hậu, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Thêm nhiều bị hại đến tòa làm thủ tục

Sáng ngày đầu tiên diễn ra phiên xét xử (8.12), an ninh phiên tòa được thắt chặt. Cảnh sát hỗ trợ tư pháp, bảo vệ tòa án canh gác ở lối ra vào khu vực xét xử để kiểm tra giấy tờ người tham dự phiên tòa. Lực lượng CSGT điều tiết giao thông ở các tuyến đường xung quanh tòa án; nhân viên y tế túc trực ở tòa để theo dõi và thăm khám sức khỏe cho các bị cáo.

Do số lượng bị hại đặc biệt lớn, trước phiên xét xử, TAND TP.HCM đã có thông báo đến các bị hại về thời gian xét xử và kế hoạch xét hỏi. Các bị hại trong 58 dự án sẽ tham gia phần xét hỏi từ ngày 13 - 21.12.2022. Bị hại chỉ cần đến đúng thời gian theo thông báo và mang theo phiếu thu, hợp đồng chuyển nhượng và giấy tờ tùy thân.

Từ sáng 8.12, đã có hàng trăm bị hại đến tòa án, mang theo hồ sơ để làm thủ tục tham gia phiên xét xử và được thư ký tòa hướng dẫn. Đến khoảng 8 giờ 30, HĐXX khai mạc phiên tòa và mất gần 2 tiếng để phổ biến nội quy phiên tòa, thẩm vấn lý lịch…

Chủ tọa Trần Minh Châu cho biết thời gian xét xử diễn ra liên tục từ ngày 8.12 - 6.1.2023 và xét xử cả ngày thứ bảy, chủ nhật. Khi xét hỏi sẽ theo thứ tự HĐXX, đại diện VKS đến các luật sư; chỉ hỏi một lần và không quay lại hỏi. Sau khi xét hỏi xong, bị hại sẽ được ra ngoài.

Ngày đầu tiên xét xử vụ án, thêm nhiều bị hại đến tòa án làm thủ tục

Do số lượng bị hại lên đến hàng nghìn người nên trước đó, HĐXX đã thông báo đến các bị hại và đã lên danh sách. Tuy nhiên, nếu người dân chưa có trong danh sách bị hại nhưng có đủ chứng cứ, hồ sơ, tài liệu chứng minh, HĐXX vẫn xem xét. Quá trình xét xử, tòa vẫn sẽ tiếp nhận và khi xét hỏi sẽ đưa những người này tham gia tố tụng với tư cách bị hại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Trong vụ án, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành Công ty Alibaba), Nguyễn Thái Lĩnh (Tổng giám đốc Công ty Alibaba, em ruột Luyện), Nguyễn Thái Lực (31 tuổi, em ruột của Luyện và Lĩnh, Trợ lý Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba) và Võ Thị Thanh Mai cùng 18 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngoài tội danh trên, 2 bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ bị cáo Luyện, cựu Giám đốc Công ty Alibaba Law Firm) và Nguyễn Thái Lực còn bị đưa ra xét xử thêm về tội “rửa tiền”. Riêng bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng (kế toán Công ty Alibaba) bị đưa ra xét xử về tội “rửa tiền”.

Trong vụ án, bị cáo Võ Thị Thanh Mai được tại ngoại vì đang nuôi con nhỏ; bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng được tại ngoại để chữa bệnh.

Đây là vụ án với nhiều con số “khủng”; hồ sơ hơn 1 triệu bút lục được chở đến tòa bằng 2 xe tải. Có 3.986 bị hại đến từ các tỉnh thành trong nước và 100 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; hơn 40 luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo, bị hại.

Để phục vụ cho phiên xét xử, TAND TP.HCM đã dựng 3 rạp lớn với khoảng 2.000 chỗ ngồi và chuẩn bị màn hình lớn, bục khai báo, camera... tại sân tòa để người tham gia phiên tòa theo dõi, trình bày ý kiến. Đội ngũ phục vụ phiên tòa khoảng 200 người, gồm: lực lượng an ninh phiên tòa, nhân viên y tế, phòng cháy chữa cháy…

Theo cáo trạng, Công ty Alibaba được thành lập năm 2016 với vốn điều lệ 1 tỉ đồng; thay đổi lần thứ 3 vào năm 2017 với vốn điều lệ 1.700 tỉ đồng. Nguyễn Thái Luyện thành lập 22 công ty và chỉ đạo người thân, nhân viên đứng tên để nhận chuyển nhượng số lượng lớn đất nông nghiệp tại các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận…

Các cá nhân này sau khi nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, ủy quyền lại cho các pháp nhân trực thuộc Công ty Alibaba mà Luyện thành lập. Từ đó, Luyện đã “vẽ” lên các dự án không có thật trên nền đất nông nghiệp; phân lô, tách thửa trái quy định và dùng truyền thông để quảng cáo bán dự án.

Luyện thu hút khách hàng bằng cách cam kết mua lại với giá cao hơn từ 30% sau 12 tháng hoặc 38% sau 15 tháng kể từ ngày nộp tiền; hoặc thuê lại với giá 2%/tháng kể từ ngày ký và thanh toán 95% giá trị hợp đồng. Khi đến hạn, hầu hết khách hàng đều không nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như cam kết. Công ty Alibaba chuyển sang hình thức trả lãi hoặc thu mua trở lại theo các “hợp đồng quyền chọn” hoặc phụ lục hợp đồng kèm theo.

Thực chất, các dự án trên được vẽ trái phép trên một diện tích đất nông nghiệp đặc biệt lớn, không phải là đất thổ cư như trong hợp đồng chuyển nhượng thể hiện. Tổng cộng, Luyện và đồng phạm đã “vẽ” ra 58 dự án không có thật, lừa bán cho hàng nghìn người, chiếm đoạt số tiền hơn 2.400 tỉ đồng.

Đối với hành vi rửa tiền, ngày 21.11.2019, bị cáo Mai chỉ đạo Lĩnh nộp 50 tỉ đồng tiền khách hàng mua đất tại Công ty Alibaba vào tài khoản của Lực và chỉ đạo Lực rút tiền, mở sổ tiết kiệm. Sau đó, Mai chỉ đạo Lực rút 31 tỉ đồng để mở sổ tiết kiệm cho Thắng và chỉ đạo Thắng rút 18 tỉ đồng để mua 2 căn nhà tại tỉnh Đồng Nai; còn lại 13 tỉ đồng.

Đến tháng 9.2019, khi Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố vụ án Công ty Alibaba lừa đảo, Mai chỉ đạo Thắng chuyển toàn bộ số tiền gốc và lãi (hơn 13,9 tỉ đồng) vào tài khoản do Mai đứng tên. Sau đó, Mai chuyển 13 tỉ đồng vào tài khoản của Lực, rồi chỉ đạo Lực rút ra và giao lại cho Mai để trả nợ, tiêu xài. Cả 3 đều thừa nhận biết đây là tiền bất hợp pháp, do Luyện lừa đảo mà có.

Dự kiến hôm nay (9.12), phiên tòa bước vào phần xét hỏi.

Ngày 26/3, Tòa án nhân dân tỉnh tổ chức xét xử 9 bị cáo nguyên là cán bộ, công chức phường Dị Sử (thị xã Mỹ Hào) về các hành vi: Lạm quyền trong khi thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; tham ô tài sản.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh, trong khoảng từ năm 2000 đến năm 2019, để có nguồn kinh phí cải tạo, xây dựng các công trình phúc lợi trên địa bàn xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào (nay là phường Dị Sử, thị xã Mỹ Hào), các cán bộ, công chức xã Dị Sử qua các thời kỳ gồm: Nguyễn Kim Dương  (Bí thư Đảng uỷ xã), Đỗ Chí Hào (Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã), Nguyễn Quang Phục (Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban tổ chức, Phó Bí thư Thường trực, Bí thư Đảng uỷ xã), Đặng Đình Tâm (Ủy viên Ban Thường vụ Đảng uỷ xã, Phó Chủ tịch HĐND xã), Vũ Duy Bình (Đảng uỷ viên, Phó Chủ tịch, Chủ tịch UBND xã), Vũ Văn Ngọc (Đảng uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND xã), Vũ Thị Dung (Đảng uỷ viên, Công chức Văn phòng kiêm Thủ quỹ xã) cùng với một số đảng ủy viên khác trong Đảng bộ đã tiến hành họp, thống nhất và ban hành nhiều nghị quyết, sau đó chỉ đạo Đỗ Chí Thanh là công chức địa chính xã và Hồ Thị Thanh Nhàn (Công chức tài chính, kế toán xã) phối hợp với cấp ủy, lãnh đạo các thôn trong xã bán đất trái thẩm quyền tổng số 72.062,4 m2 đất ao thùng vũng trong các thôn trên địa bàn xã.  Tổng số tiền đã thu từ việc bán đất là 30 tỷ 859 triệu 240 nghìn đồng. Vũ Thị Dung đã để ngoài sổ sách, chiếm đoạt sử dụng cá nhân số tiền 337 triệu đồng. Số tiền còn lại chính quyền xã và các thôn đã sử dụng cho việc xây dựng các công trình phúc lợi, các công trình công cộng và các hoạt động chung của xã. Vũ Duy Bình, Hồ Thị Thanh Nhàn thiếu trách nhiệm trong công tác kiểm tra, đối chiếu, chốt sổ quỹ tiền mặt của UBND xã, không phát hiện, ngăn chặn hành vi không nhập quỹ tiền mặt, không nộp tài khoản ngân sách xã số tiền 337 triệu đồng của bị can Vũ Thị Dung đã gây thất thoát, thiệt hại số tiền nêu trên.

Tất cả 9 bị can trong vụ án bị Viện KSND tỉnh truy tố về tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”, quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 282 Bộ luật Hình sự năm 1999. Ngoài ra, bị can Vũ Thị Dung còn bị truy tố về tội “Tham ô tài sản”, quy định tại điểm d khoản 2 Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015; các bị can Vũ Duy Bình và Hồ Thị Thanh Nhàn bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Khoản 1 Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Sau khi xem xét toàn diện vụ án, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt các bị cáo: Nguyễn Kim Dương 3 năm tù; Đỗ Chí Hào 2 năm 6 tháng tù; Nguyễn Quang Phục 3 năm tù; Vũ Thị Dung 4 năm 9 tháng tù (2 tội); Vũ Duy Bình 3 năm 6 tháng tù (2 tội);  Đỗ Chí Thanh 2 năm 3 tháng tù; Hồ Thị Thanh Nhàn 2 năm 6 tháng tù; các bị cáo Đặng Đình Tâm và Vũ Văn Ngọc, mỗi bị cáo bị phạt 2 năm 3 tháng tù, cho hưởng án treo.

Trong vụ mua kit xét nghiệm COVID-19, nguyên Giám đốc và nguyên Kế toán trưởng của CDC Hà Nội đã nhận tiền ngoài hợp đồng của Công ty Việt Á hơn 1,3 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, ngày 29/2, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án sai phạm xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) khi mua kit xét nghiệm của Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á).

Hai bị cáo ra hầu tòa trong vụ án này gồm Trương Quang Việt (sinh năm 1973, nguyên Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng tư vấn mua sắm hàng hóa dịch vụ của Trung tâm), Lê Minh Tuyến (sinh năm 1974, nguyên Trưởng phòng Tài chính Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội) bị Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 222, Bộ luật Hình sự.

Theo cáo trạng, ngày 8/6/2020, Sở Y tế Hà Nội có Quyết định số 698/QĐ-SYT về việc điều động và bổ nhiệm Trương Quang Việt, Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội đến công tác và giữ chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội.

Ngày 28/1/2022, Sở Y tế Hà Nội có Quyết định số 168/QĐ-SYT bổ nhiệm Trương Quang Việt giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội.

Khi thực hiện gói thầu số 5, năm 2020, bằng hình thức đấu thầu rộng rãi mua 28.300 kit xét nghiệm với tổng số tiền hơn 13 tỷ đồng, với mục đích mua kit xét nghiệm của Công ty Việt Á, Trương Quang Việt (khi đó giữ chức vụ Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng mua sắm) có trách nhiệm chủ trì xây dựng, phê duyệt thông số kỹ thuật của kit xét nghiệm COVID-19 đưa ra đấu thầu.

Việt mong muốn mua sản phẩm do Công ty Việt Á sản xuất nên hướng dẫn nhân viên xây dựng hồ sơ dựa trên sinh phẩm kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á sản xuất, nhằm đảm bảo cho đơn vị này tham gia đấu thầu và trúng thầu.

Khi đó, Lê Minh Tuyến (thành viên Hội đồng mua sắm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội) biết việc Trung tâm xây dựng thông số kỹ thuật của kit xét nghiệm COVID-19 đưa ra đấu thầu dựa trên sinh phẩm kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á sản xuất, đảm bảo cho đơn vị này trúng thầu theo nội dung trao đổi giữa Trương Quang Việt với Công ty Việt Á trước đó.

Viện Kiểm sát xác định, hành vi của Trương Quang Việt và Lê Minh Tuyến đã vi phạm quy định pháp luật về đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, vi phạm Khoản 6, Điều 89, Luật Đấu thầu năm 2013 và Khoản 2, Điều 12, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 9,1 tỷ đồng.

Sau khi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội thanh toán tiền gói thầu, theo chỉ đạo của Trương Quang Việt, bị cáo Tuyến đã nhận tiền ngoài hợp đồng của Công ty Việt Á là hơn 1,3 tỷ đồng. Trong đó, Việt được hưởng lợi 500 triệu đồng và Tuyến được hưởng lợi hơn 800 triệu đồng.

Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong 1 ngày./.

Chiều 12/1, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 38 bị cáo trong vụ án Công ty Việt Á; trong đó bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) bị phạt 18 năm tù.

Ngày 09/12, Chánh án TAND TP. Hà Nội Nguyễn Xuân Kỳ đã trình bày báo cáo kết quả công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ của đơn vị năm 2025, tại kỳ họp HĐND TP. Hà Nội.

Theo đó, trong năm 2025, TAND thành phố sẽ tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các Nghị quyết đặc biệt là Nghị quyết số 96/2019/QH14 về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án… Đồng thời đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xét xử, hoàn thành các chỉ tiêu công tác theo Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của TAND Tối cao.

Trong công tác xét xử các vụ án hình sự, Chánh án TAND TP. Hà Nội cho biết, bảo đảm xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Đẩy nhanh tiến độ, đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp và các vụ án dư luận xã hội quan tâm. Dự kiến sắp tới, TAND TP. Hà Nội sẽ đưa ra xét xử vụ án "Đưa hối lộ, Nhận hối lộ" với 17 bị cáo liên quan đến các chuyến bay đưa công dân về nước trong đại dịch Covid (Chuyến bay giải cứu giai đoạn 2); vụ án xảy ra tại Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, liên quan đến bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC); các vụ án liên quan đến Trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội...

Cùng với xét xử vụ án lớn, TAND TP. Hà Nội sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan có liên quan tổ chức họp rút kinh nghiệm các vụ án bị hủy sửa phức tạp; quan tâm giải quyết, khắc phục kịp thời những sai sót, vi phạm đã được Viện kiểm sát kiến nghị và kịp thời đề ra các biện pháp phòng ngừa.

Ngoài ra, trong công tác tổ chức cán bộ, Tòa sẽ phân công công tác quản lý và xét xử phù hợp với năng lực sở trường của từng người; tiếp tục cải tiến phương thức quản lý theo hướng phân công, phân cấp hợp lý, xác định rõ trách nhiệm từng bộ phận, từng cá nhân trong cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh việc thực hiện phong trào thi đua theo chủ đề xuyên suốt “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”, với phương châm “Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”. Tiếp tục thực hiện đổi mới thủ tục hành chính tư pháp, đảm bảo công khai minh bạch các hoạt động của Tòa án, đặc biệt là việc công khai bản án, quyết định của Tòa án và lịch phiên tòa của các đơn vị trên cổng thông tin điện tử.