Khi tên Israel nóng trên các chương trình thời sự thì chủ đề trí tuệ của người Do Thái trở lại nóng trên các diễn đàn mạng xã hội. Nhưng người Do Thái là ai và họ có thật thông minh áp đảo như nhiều người nghĩ không?
Chế độ quân chủ trong Thế chiến
Có sự khách biệt trong việc Thái Lan tham chiến trong Thế chiến thứ nhất (WWI) và Thế chiến thứ hai (WWI). Vua Vajiravudh (Rama VI) lên ngôi vào năm 1910, đồng thời tạo lập một ý thức hệ mạnh mẽ về chủ nghĩa dân tộc Thái Lan, ông tuyên chiến với Đức và Áo-Hungary. Những người lính Thái Lan đã đến châu Âu để tham chiến, và điều đó có nghĩa là Thái Lan đã có một ghế trong bàn đàm phán sau chiến tranh.
Sau thời đại của Rama VI, vương triều Chakri có vị vua thoái vị đầu tiên, Prajadhipok tức vua Rama VII. Dưới thời ông trị vì, Thái Lan đã trải qua biến động chính trị lớn. Một cuộc đảo chính đã chuyển đổi đất nước này từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến. Dù là một người ủng hộ chế độ mới này, nhưng Rama VII cảm thấy việc tiến tới dân chủ vào năm 1932 là quá sớm và cảm thấy vị trí của mình không có nhiều tiếng nói cũng như không được đảm bảo an toàn; ông đã thoái vị vào năm 1935. Ông cũng là vị vua duy nhất từng thoái vị trong lịch sử Thái Lan tính tới thời điểm này.
Khi Rama VII đã thoái vị và vẫn đang ở Anh, Ananda Mahidol, chín tuổi, trở thành Rama VIII, mặc dù vị vương tử này thời điểm đó vẫn đang sống ở Thụy Sĩ. Vì vậy, đất nước được điều hành bởi Thủ tướng Phibun và quyền nhiếp chính là Pridi Banomyong. Dưới sự giám sát của hai vị này, Thái Lan bị chiếm đóng và thành lập liên minh với Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai, tuyên chiến với quân Đồng minh. Tuy nhiên nhờ phong trào kháng chiến Seri Thai (Người Thái tự do) của Thái Lan chống lại Nhật Bản mà Thái Lan không bị coi là phe đối địch trong các cuộc đàm phán sau chiến tranh.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Rama VIII từ Thụy Sĩ trở về Thái Lan vào năm 1945 để cai trị, nhưng chỉ sau sáu tháng ông được phát hiện bị bắn chết trên giường. Em trai ông là Bhumibol Adulyadej, hay Rama IX, trở thành vị vua thứ chín của triều đại Chakri, cai trị trong 70 năm. Sự cai trị của Rama IX đã chứng kiến nhiều cuộc đảo chính diễn ra, qua nhiều đời Thủ tướng và tình trạng bất ổn liên miên ở miền nam đất nước, nhưng ông vẫn được mọi người yêu mến.
Vua Rama IX đã nỗ lực để cải thiện cuộc sống của những người nghèo ở các vùng nông thôn. Bên cạnh đó tình yêu âm nhạc và nghệ thuật đã mang đến cho ông một nét riêng và gần gũi. Sự ra đi của Rama IX đã khiến hàng nghìn người tụ tập trước bệnh viện của ông và trên các đường phố ở Bangkok để tỏ lòng thành kính, và cả nước đã trải qua một thời gian dài để tang. Con trai của ông, Vajiralongkorn (Rama X), đã đăng quang vào tháng 5 năm 2019, và vẫn còn phải xem liệu ông có thể tạo ra tác động tương tự hoặc chiếm được cảm tình của người dân Thái Lan theo cách mà cha ông đã làm hay không.
Cuốn sách Lịch Sử Châu Âu của Norman Davies mang lại cho chúng ta một pho sử đồ sộ và đầy tham vọng về châu Âu từ thời Cổ đại đến thời Hiện đại, với văn phong nghiêm cẩn của một sử gia nhưng cũng đầy xúc cảm và tài hoa. Tờ The Observer viết: “Điều kỳ diệu là Norman Davies đã đưa vào công trình nghiên cứu của ông, cùng với niềm đam mê, là thơ ca, âm nhạc, huyền thoại..., tất cả hòa quyện trong những trang sử bi tráng của châu Âu hàng ngàn năm dâu bể.” Còn Norman Davies lại nói: “Tôi đặt ra cho mình nhiệm vụ dường như bất khả thi là cấu trúc lại toàn bộ cảnh quan lịch sử châu Âu qua từng thời kỳ”. Norman Davies là giáo sư sử học, Viện Nghiên cứu Slav và Đông Âu, Đại học London, Anh quốc. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về lịch sử cổ đại và cận đại.Với cuốn sách Lịch Sử Châu Âu này chắc chắn bạn sẽ có thêm những kiến thức về châu âu.