Phim Thanh Xuân.Tiếng Anh Là.Gì

Phim Thanh Xuân.Tiếng Anh Là.Gì

Dáng hình thanh âm (Nhật: 聲の形, Hepburn: Koe no Katachi?, nhan đề phụ bằng tiếng Anh là The shape of voice) là một bộ phim điện ảnh hoạt hình Nhật Bản đề tài chính kịch học đường ra mắt năm 2016, do xưởng phim Kyōto Animation sản xuất, Yamada Naoko đạo diễn và Yoshida Reiko chắp bút phần kịch bản. Người phụ trách khâu thiết kế nhân vật nổi bật trong phim là Nishiya Futoshi trong khi phần âm nhạc được đảm nhiệm bởi nhà soạn nhạc Ushio Kensuke. Nội dung chính của phim xoay quanh hai nhân vật chính là Ishida Shōya và cô bạn khiếm thính bẩm sinh Nishimiya Shōko – mối quan hệ của họ đã vẽ nên mối liên kết giữa con người với con người và cả những thất vọng trong giao tiếp.[4] Tác phẩm dựa trên manga cùng tên do nữ tác giả manga Ōima Yoshitoki viết kịch bản và vẽ minh họa; manga nguyên tác đã được cấp phép bản quyền cho nhà xuất bản Trẻ dưới tựa đề tiếng Việt chính thức là Dáng hình thanh âm.[5] Phim công chiếu lần đầu tại Nhật Bản vào ngày 17 tháng 9 năm 2016 và trên toàn cầu từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018.

Nam chính không quá đẹp nhưng rất "độc"

Nhắc đến dòng phim thanh xuân, lãng mạn, hình ảnh nam chính chừng như mặc định trong tưởng tượng của khán giả phải là soái ca vừa sở hữu ngoại hình nổi bật vừa thành đạt, mà trong đó ngoại hình là yếu tố đầu tiên. Nói không ngoa, có rất nhiều nam chính dù hình tượng không quá đặc sắc hoặc tính tình cũng chẳng đáng mến cho lắm nhưng "tất cả đều có thể tha thứ miễn anh đẹp trai". Ngôn Mặc (Trương Vũ Kiếm) của Anh Chỉ Thích Em đã đi ngược lại điều tưởng như là chân lí đó. Anh chàng không hề có ngoại hình được phái nữ ưa chuộng, thậm chí thời điểm phim vừa lên sóng, nhân vật Ngôn Mặc là đối tượng chính bị khán giả chê bai vì không đẹp bằng nam thứ, quá "dừ" để vào vai học sinh, và nhìn chung là không đẹp như chị em mong muốn.

Hình poster của nam chính tương đối đẹp.

Nhưng đến khi phim lên sóng thì "nhan sắc" này lại bị không ít khán giả chê bai vì không đủ đẹp để hóa nam thần.

Tuy nhiên, gió đã đổi chiều sau vài tập phim. Ngôn Mặc của Trương Vũ Kiếm có lẽ không quá đẹp, nhưng độ "độc" thì thật hiếm ai sánh bằng. Anh nổi danh là nam thần mặt lạnh, sống bao nhiêu năm trên đời hiếm hoi mới có một lần thật sự mỉm cười, chưa kể nhiều lúc khán giả còn cho rằng thôi anh không cần cười cũng được vì hễ cười lên là từ nam thần lập tức trở thành nam thần "kinh". Ẩn sau vẻ ngoài lạnh lùng thực chất là một tâm hồn khá "mặn mòi" với những ý nghĩ không phải người bình thường nào cũng hiểu. Nổi bật hơn cả hẳn nhiên là tình cảm trước sau như một dành cho nữ chính Kiều Nhất (Ngô Thiến), có thể khóc ngập cả Anh Quốc chỉ vì hiểu lầm cô ấy có bạn trai, sau khi gặp lại thì ưng làm một gã "lưu manh có văn hóa". Kiểu yêu trong nóng ngoài lạnh như Ngôn Mặc không hiếm, nhưng lạnh sao cho khán giả không chê đơ mà phải gật gù khen hay mới là cái tài đáng nói của Trương Vũ Kiếm.

Hình tượng mặt lạnh tuy có hơi dừ nhưng vẫn rất thần thái đúng chuẩn nam thần học cao.

Tình yêu không phải thứ gia vị độc nhất, giá trị thông điệp sâu sắc mới là điểm mấu chốt

Bất cứ một bộ phim nào, cho dù là thuần lãng mạn, cũng luôn tìm cách đan cài một số yếu tố tình cảm gia đình, bè bạn nhằm nâng tầm cái gọi là "thông điệp", tuy nhiên phần lớn số "thông điệp" đó đều chẳng thấm tháp gì so với hằng hà sa số cảnh yêu đương từ ngọt ngào đến đau khổ tràn ngập các khung hình. Điểm thiết yếu giúp Anh Chỉ Thích Em được đánh giá cao là nhờ thành công cân bằng loạt gia vị trong phim. Tình cảm anh em giữa Quan Triều và Ngũ Nhất, tình yêu và những mối quan hệ gia đình gây xúc động của nhân vật, tình bạn khăng khít giữa Ngũ Nhất và Kiều Nhất, tình bạn và tình yêu trong sáng của những bạn trẻ ở học đường, tất cả đều rất nổi bật và tạo thành các tuyến nội dung quan trọng không thể thiếu của Anh Chỉ Thích Em, không hề bị "lép vế" với tuyến tình cảm.

Phân cảnh cả lớp đánh nhau vì bênh vực Ngũ Nhất trong "Anh Chỉ Thích Em"

Xuyên suốt bộ phim, điều khán giả cảm nhận được chính là hành trình trưởng thành của những người trẻ trong thời đại mới cùng thông điệp trân trọng những tình cảm bình dị mà thiêng liêng. Có những người như bố mẹ Kiều Nhất, ngày ngày xem nhật báo Bắc Kinh và dự báo thời tiết để gọi bảo con gái nhớ mang ô; có những người như mẹ Ngũ Nhất, bị bệnh nhưng giả vờ bất cần để con gái khỏi lo lắng; có những người như mẹ Ngôn Mặc, có sự nghiệp rực rỡ nhưng điều hối tiếc nhất là đã không thể cùng con trai thật sự trưởng thành. Trên đời thật ra cũng có những người anh trai tốt như Quan Triều, những người bạn có thể "điên" cùng ta như Ngũ Nhất, hay những người chỉ đơn giản là từng đi qua cuộc đời và để lại cho ta những kỉ niệm quý giá. Anh Chỉ Thích Em khiến chúng ta trân trọng hết thảy những điều tốt đẹp đó.

Mỗi người cha người mẹ trong phim đều có cách riêng để yêu thương con cái mình, Anh Chỉ Thích Em chính là thành công nhấn mạnh một thông điệp muôn thuở: Hãy tuyệt đối trân trọng gia đình và những người đã cho ta kỉ niệm quý giá trong đời.

Anh Chỉ Thích Em khởi điểm từ một bộ phim có nam chính bị chê bai nay lại thành công rực rỡ nhờ vào dàn diễn viên hợp tác ăn ý và một kịch bản có phần quen thuộc nhưng không hề nhàm chán. Giữa rừng phim Hoa ngữ theo hơi hướng kịch tính hóa như hiện tại, Anh Chỉ Thích Em lại tỏ ra là một món ăn tinh thần phù hợp cho bất cứ ai muốn một tác phẩm là tổng hòa hoàn hảo của tình yêu, tình bạn và tình cảm gia đình để khán giả có được những phút giây thư giãn và ngẫm nghĩ về cuộc sống một cách lạc quan sau bao nhiêu bộn bề lo toan thường nhật.

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Thanh Giang tâm sự, cô đang hồ hởi đón nhận “thử thách” mới này. Với tuổi đời còn rất trẻ nhưng Thanh Giang (hiện đang công tác tại Nhà hát kịch Việt Nam) đã từng thử qua vài chục vai diễn chính phụ trong phim truyền hình. Nhưng vai diễn “để đời”, gây ấn tượng nhất với khán giả của Giang phải kể đến vai Đào trong phim Đất và Người, Trâm trong phim Cỏ lông chông…

Vừa gặp lại Giang sau chuyến đi “du hí” cùng gia đình tại Trung Quốc, vẫn mái tóc suôn dài tự nhiên, cười nói thoải mái, cô tâm sự về chuyện buồn vui quanh những vai diễn.

Chuyện dở khóc dở cười khi đóng phim

Theo Giang, nghề diễn khá vất vả, nếu ai không có sự say mê thì khó có thể gắn bó với nó một cách lâu dài. Để có một cảnh nhỏ trên phim, thậm chí phải quay mấy tiếng đồng hồ, diễn viên phải đứng dưới trời nắng gắt hoặc gió rét, diễn đi diễn lại nhiều lần tới khi đạo diễn ưng ý thì thôi.

Không chỉ có thế, sự tò mò, vây bủa của khán giả cũng khiến diễn viên phân tán, thiếu tập trung, đặc biệt là những cảnh khóc lóc, đau buồn hoặc cảnh nóng, thì khó mà “nhập vai” được.

Trong bộ phim Cỏ lông chông, đã phát trên VTV1, Giang vào vai một cô gái thôn quê tên Trâm, nghèo khổ, mù quáng trong tình yêu đến mức không hay biết người yêu mình đã có vợ. Cô thôn nữ đều đặn gửi cho người yêu những cánh thư nồng nàn mong nhớ, song, đến khi biết được sự thật, Trâm suy sụp.

Cỏ lông chông có cảnh Trâm chạy theo đoàn tàu, khóc lóc, réo gọi tên người yêu. Để cảnh phim chân thật, đạo diễn đã chọn thời điểm tàu vừa dừng lại ở ga, hàng trăm người đang lên, xuống tàu và Giang phải lăn lê, bò toài, nước mắt giàn giụa, gọi “anh ơi!” trước bao ánh nhìn của mọi người ở sân ga.

Thanh Giang chuyên “đóng đinh” với những vai hiền lành,

đau khổ mà cũng không thoát được “miệng lưỡi thế gian”.

“Nhiều người không biết mình đóng phim đã chạy tới xốc vai và bảo: “Dậy đi cháu, sao lại khóc lóc khổ thế, có chuyện gì thế?”, Giang nhớ lại. Đang nước mắt ngắn nước mắt dài, Giang đành phải quay lại…cười: “Cháu đang đóng phim”.

Hay trong phim Hắn và tôi, Giang vào vai cô gái đẹp nhất làng, được bao chàng trai mong nhớ, nhưng không ai yêu cô thật lòng. Cuối cùng, một ông rất già (diễn viên Văn Hiệp đóng) đã đến với cô, chính nhờ tình yêu chân thành của người đó, cô gái đã gật đầu đồng ý.

Bộ phim lấy bối cảnh ngày xưa, cảnh đón dâu thường “diễn” ra qua sông qua đò. Đến lúc bước xuống đò, nhìn cô dâu, chú rể, kẻ cao người thấp, người trẻ đẹp, kẻ già nhăn nhúm đã khiến tất cả người dân và đoàn làm phim cười nghiêng ngả. Bản thân Giang cũng không nhịn được cười.

Cảnh hôn nhau của cô Đào trong phim Đất và Người của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần cũng vậy, người dân cứ đổ ra xem, khiến hai anh em không thể nào diễn được. Cuối cùng, đạo diễn đành dùng cách… hôn giả.

“Có những khán giả khiến tôi vô cùng bức xúc”

“Khán giả hâm mộ biểu hiện tình cảm khác nhau, có người trân trọng, quí mến, có người lại nói những câu xúc phạm khiến tôi rất buồn, rất khó chịu. Gặp phải trường hợp này, tôi đã cố gắng đanh đá để bật lại” - “cô Đào” trong Đất và Người tâm sự.

Có lần đi ngoài đường, Thanh Giang đang đứng ở chỗ đèn xanh đèn đỏ thì bị ba thanh niên trên một chiếc xe đỗ cùng chiều nhìn thẳng vào mặt và buông những lời vô văn hoá. Họ dùng từ rất bậy, khiến Giang nóng mặt và tức phát điên. Cũng không thiếu lần, Giang bị ve vãn, “bám đuôi”...

“Đấy là tôi toàn đóng những vai gây được thiện cảm, chưa làm gì xấu mà còn bị người ta nói như thế. Trách gì những diễn viên đóng vai phản diện khổ sở khi ra ngoài đường bị người ta chửi rủa. Tôi thấy diễn viên thiệt thòi lắm!”, Giang than thở.

Quả thực, có những khán giả rất thích vai diễn của Giang, họ gọi cô bằng tên nhân vật trên phim, nhưng cũng có những người lại nghĩ diễn viên là những “thứ ba lăng nhăng, vớ vớ vẩn vẩn”. Giang thấy thất vọng khi mình được ăn học đàng hoàng mà lại bị coi thường.

Cô còn bức xúc hơn khi trong chuyến du lịch Trung Quốc cách đây hai tuần, một ông giám đốc đi cùng đoàn đã phát biểu thẳng quan niệm của mình: “Nghề diễn viên nhận đồng tiền cát-sê. Đó chỉ là những đồng tiền bố thí”. Giang cảm thấy tủi thân vô cùng, mỗi lần nhắc lại, cô lại nghẹn lời, ức phát khóc.

“Bị bạn diễn tán tỉnh là điều… khó tránh”

Áp lực đè lên vai nữ diễn viên không chỉ đến từ sự thái quá của khán giả, nhiều khi còn đến từ những người bạn diễn. Giang thừa nhận, đóng cặp với nhau dễ nảy sinh tình cảm nhưng sự việc đi đến đâu đều do bản thân mình quyết định. Bản thân Giang sẽ từ chối thẳng thừng nếu bạn diễn muốn biến “phim giả tình thật”. Cô quan niệm, công việc chỉ là công việc và chỉ nên dừng lại ở sự cảm thông giữa những người đồng nghiệp với nhau. Giang tâm sự, cô cũng không bao giờ muốn yêu một người trong nghề.

“Trên phim, có thể khán giả thấy cặp diễn viên này đẹp đôi, nhưng đó chỉ là phim ảnh, sự hào nhoáng mà thôi. Tôi đã có một gia đình hạnh phúc, đủ đầy. Một người chồng hết lòng yêu thương, chiều chuộng vợ; một bé gái bụ bẫm, đáng yêu; bố mẹ chồng cũng thương tôi, hiểu tôi. Vì thế, tôi không thể đứng núi này trông núi nọ hay làm điều gì không phải với những người thân của mình”, Giang chia sẻ.