Hội An Áo Dài

Hội An Áo Dài

Không Gian Gốm Bát Tràng là đơn vị sản xuất và phân phối các sản phẩm tượng gốm chất lượng trên cả nước. Tại TP.HCM, quý khách hàng có thể tham khảo và chọn mua các mẫu tượng gốm trang trí, tượng thờ,... tại các showroom của hệ thống Không Gian Gốm Bát Tràng. Quý khách hàng có thể tham khảo và chọn mua thêm các tượng khác tại hệ thống cửa hàng trên toàn quốc.

CHỤP ẢNH ÁO DÀI – CONCEPT ÁO DÀI TRẮNG

K&K Fashion ra mắt sản phẩm áo dài Tết 2025, với các thiết kế mẫu áo dài vô cùng đặc sắc, đa dạng, đẹp, hợp xu hướng, mang tính ứng dụng cao… và tuyệt nhất là vô cùng dễ mặc giúp chị em tự tin khoe sắc đón năm mới.

Nếu đến giờ phút này, nàng vẫn chưa sắm được một bộ áo dài cách tân đón Tết ưng ý, thì hãy ngắm nghía qua BST áo dài tuyệt xinh này của K&K Fashion, chắc chắn chị em sẽ cực kỳ thích thú đấy và nhiều khả năng là nàng sẽ “chấm” được nhiều hơn một bộ đấy.

Từ ngày 2 đến 4/12/2022, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2022 khai mạc tại khu vực đền Bà Kiệu, thuộc phố đi bộ hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức.

Lễ hội Áo dài được tổ chức nhằm chuyển tải thông điệp áo dài Việt Nam - "Đại sứ văn hóa" dần trở thành "Đại sứ du lịch", gồm nhiều hoạt động tôn vinh giá trị văn hóa, truyền thống Việt Nam. Thông qua các nội dung hoạt động trong sự kiện như: Trình diễn áo dài, trưng bày các sản phẩm văn hóa - du lịch tại các gian trưng bày, qua đó kích cầu du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Việt Nam và Hà Nội nói riêng. Đồng thời thúc đẩy các ngành khác phục hồi và phát triển sau dịch COVID-19; tạo cơ hội giao lưu, hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch của Hà Nội và các nghệ nhân, nhà thiết kế trong nước.

Trong đêm hội, màn biểu diễn áo dài ba miền Bắc - Trung - Nam là hoạt động điểm nhấn được tổ chức nhằm giới thiệu tới công chúng và bạn bè quốc tế một không gian văn hóa đặc sắc, phản ánh sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam trên ba vùng miền của đất nước. Trong khuôn khổ hoạt động Lễ hội còn diễn ra các hoạt động: Biểu diễn nghệ thuật áo dài của các nhà thiết kế thời trang; đồng diễn áo dài của 700 phụ nữ của Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội; 350 người đồng diễn áo dài của Thành đoàn Hà Nội; biểu diễn và trình diễn áo dài của 100 nữ doanh nhân thuộc Tổ chức nữ lãnh đạo toàn cầu Happy Women Leader Network và Tổ chức liên kết kinh tế đa ngành HWO.

TIẾP NỐI NHỮNG CÂU CHUYỆN VĂN HÓA VIỆT QUA TÀ ÁO DÀI TRUYỀN THỐNG

Trong đêm khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2022, người dân Thủ đô, du khách và bạn bè quốc tế có dịp thưởng lãm hàng trăm tà áo dài truyền thống của ba thành phố lớn Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh cùng hội tụ với sự tham gia của các nhà thiết kế, nghệ nhân áo dài Lan Hương, nhà thiết kế Xuân Thu, Viết Bảo, Chula Fahion House, Cao Minh Tiến… Những câu chuyện về văn hóa Việt được diễn đạt sinh động qua những tà áo dài truyền thống. Nét đặc trưng nhất trong các sưu tập áo dài là sự gắn kết văn hóa truyền thống với nghệ thuật đương đại, thể hiện rõ nét bản sắc Việt Nam trong các sáng tạo nghệ thuật.

Bộ sưu tập áo dài “Dấu ấn vàng son” của nhà thiết kế Vũ Thảo Giang với hình ảnh Rồng Thăng Long, thể hiện truyền thống văn hóa, quảng bá nét đẹp văn hóa Hà Nội tới bạn bè quốc tế. Những tà áo dài hư ảo trong dáng hình người thiếu nữ Hà Nội, khơi gợi hình ảnh về một Hà Thành phố xưa loang nắng, Hồ Gươm xanh tóc liễu mơ màng, với 36 phố phường cổ kính luôn để lại những tình cảm đẹp và lưu luyến với những ai đã đến, đi và ở lại.

Bộ sưu tập áo dài “Mùa hoa Hà Nội” của thương hiệu OZ Desing House lấy cảm hứng từ những mùa hoa cùng tình yêu Hà Nội, mang tới công chúng những mẫu áo dài sáng tạo, hiện đại có tính ứng dụng cao.

Mang tới đêm diễn bộ sưu tập chủ đề “Thiên di”, nhà thiết kế Bùi Thanh Hương lấy cảm hứng sáng tác từ nền tảng văn hóa truyền thống dân tộc về trang phục, qua đó mong muốn gìn giữ vẻ đẹp của tà áo dài Việt Nam trước những nền văn hóa thế giới, trong thời kỳ hội nhập. Ý tưởng nghệ thuật chuyển tải thông điệp “Phụ nữ Việt Nam luôn đẹp dịu dàng trong tà áo dài, mạnh mẽ trong thể hiện bản sắc riêng”.

Bộ sưu tập “Giọt sương mai” được nhà thiết kế Hoàng Ly sáng tác từ những giọt sương mai, mỏng manh thuần khiết tựa như vẻ đẹp người con gái Việt Nam.

Bộ sưu tập "Mang tết xưa trở về"của thương hiệu thời trang nhí Kiên Anh với các thiết kế dành cho các bé, đây là kết quả sáng tạo của sự giao thoa giữa kiểu dáng cách tân và dấu ấn cổ điển của áo dài xưa. Nét đẹp truyền thống được gìn giữ qua nhiều thế hệ là khởi nguồn của sáng tạo trong bộ sưu tập.

Cùng đó là các bộ sưu tập “Hương sắc Việt Nam” của nhà thiết kế Diệu Hằng lấy cảm hứng sáng tạo từ những mùa hoa đặc trưng của Hà Nội, thông qua những tà áo dài trình diễn giúp bạn bè quốc tế hiểu hơn về nền văn hóa, con người Hà Nội. Bộ sưu tập “Đón nắng xuân” của nhà thiết kế Yến Nhi, thông qua ý tưởng nghệ thuật mong muốn đưa tà áo dài Việt Nam trở thành một sản phẩm văn hóa – du lịch đặc trưng của Việt Nam.

Thông qua các tác phẩm giàu tính sáng tạo của các nhà thiết kế đến từ Hà Nội, khán giả có dịp nhìn nhận rõ nét về nghệ thuật thời trang đương đại, cũng như các xu hướng phát triển thời trang trong nước, có dịp thưỡng lãm các mẫu thời trang mới, độc đáo của các nhà thiết kế đến từ miền Trung và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tạm biệt các bộ sưu tập của các nhà thiết kế Hà Nội, đến với các sáng tạo nghệ thuật của các nhà thiết kế miền Trung. Nhắc về kinh đô Huế bao giờ cũng là trời hoài niệm… Chút man mác buồn xứ Huế luôn là xuất hiện trong nhiều sáng tác nghệ thuật. Vùng đất nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử, đền đài lăng tẩm, cái nôi của những điệu dân ca bên dòng Hương giang thơ mộng, nơi tà áo ngũ thân ra đời, lưu dấu hình ảnh những tà áo dài truyền thống xứ Huế trong những đám cưới cung đình xưa.

Trong bộ sưu tập “Hương sắc thời gian” của nhà thiết kế Năm Tuyền và “Bóng dáng kinh kỳ” của nhà thiết kế Quang Hòa tái hiện những nét văn hóa Huế xưa và nay. Qua những tà áo xứ Huế các nhà thiết kế miền Trung đưa khán giả Thủ đô và bạn bè quốc tế đến với chiều sâu văn hóa Huế, qua những cung bậc văn hóa giàu cảm xúc.

Bộ sưu tập áo dài “Bát âm” của nhà thiết kế Hạnh Mai, lấy ý tưởng sáng tạo nghệ thuật từ bộ tranh Bát Âm của dòng tranh dân gian làng Sình nổi tiếng, với mong muốn tôn vinh áo dài Việt từ sự kết nối những giá trị văn hóa truyền thống trong các sáng tác nghệ thuật đương đại.

Bộ sưu tập “Giai điệu thái bình” của nghệ nhân áo dài Viết Bảo với hình tượng sáng tạo từ linh vật phượng hoàng đậu cây ngô đồng, thể hiện sự thái bình thịnh trị đất nước.

Trình diễn bộ sưu tập áo dài “Vũ điệu sen” của nhà thiết kế Đoan Trang, sự thanh khiết của hoa sen, sự dịu dàng thanh tao của người phụ nữ Việt. Bộ thiết kế tạo nên từ những chất liệu thuần tự nhiên, chuyển tải thông điệp “cái đẹp bắt nguồn từ lòng nhân ái và tình yêu thương”.

Tạm biệt những tà áo dài xứ Huế, đến với các nhà thiết kế thời trang của Thành phố Hồ Chí Minh. Vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, một thành phố trẻ, năng động... hình ảnh đất và người nơi đây thể hiện sinh động qua các sáng tạo thời trang hiện đại mang đậm phong cách nghệ thuật đương đại. Phần trình diễn có sự tham diễn của Hoa hậu Du lịch Việt Nam toàn cầu 2022 Lý Kim Thảo, Hoa hậu Du lịch quốc tế Việt Nam 2022 Nguyễn Nga; Hoa hậu Du lịch Việt Nam Lương Kỳ Duyên…

Bộ sưu tập “Begin Collection” của nhà thiết kế Nguyen Galli thể hiện tính cân đối trong các mảng mầu, giới thiệu nét đẹp của tà áo dài Việt với khán giả và bạn bè quốc tế, qua vẻ đẹp mầu sắc bầu trời, những con phố năng động trẻ trung hiện đại, của đô thị hiện đại thời hội nhập.

Bộ sưu tập “Cá chép hóa rồng” của nhà thiết kế Nguyen Galli được thiết kế với chất liệu lụa trên nền mầu vàng và xanh lá, kết hợp với kỹ thuật thêu may, kết hạt tạo hình vảy cá và hoa sen. Thông qua ngôn ngữ của nghệ thuật, bộ sưu tập gửi gắm thông điệp “Các chép vươn mình giữa muôn sóng lớn”.

Theo Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2022 khai thác, tôn vinh tà áo dài truyền thống của Việt Nam là nguồn sáng tạo, một sản phẩm du lịch độc đáo. Đây là hoạt động gắn kết thời trang với du lịch, tiếp nối những câu chuyện về văn hóa Hà Nội, văn hóa Việt Nam qua tà áo dài dân tộc.

Áo dài nữ sinh là mẫu áo dài được sử dụng nhiều cho nữ sinh,sinh viên mặc để chụp ảnh kỷ yếu,để đi chơi đi dã ngoại. Áo dài nổi bật với thiết kế trẻ trung ấn tượng, được cắt may cổ tròn dài tay, áo được chiết ly chiết eo để tin dáng cho nữ sinh mặc. Áo được sử dụng chất vải chiffon tắng để may viền cổ viền cùng màu quân đỏ, trên áo  viền lêch vai và đính cúc vải trang trí. Có thể thấy mẫu áo dài này được may rất đơn giản nhưng đẹp mắt phù hợp với nữ sinh sinh viên Việt Nam . Chi tiết đặt may áo dài truyền thống tại xưởng may trang phục biểu diễn Phúc Khang . Website:  http://trangphucdien.vn/

Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn công ty may Trang phục biểu diễn Phúc Khang để đặt may: Quý khách vui lòng lựa chọn những mã sản phẩm cần may, số lượng cần may và thông báo lại cho bên công ty. Công ty may

luôn sãn sàng tư vẫn hỗ trợ để quý khách có được những sản phẩm đẹp nhất chất lượng nhất và phù hợp nhất. Những mặt hàng sản xuất chính của công ty may Phúc Khang:

- Áo cử nhân cấp 1,2,3 - Áo cử nhân sinh viên - Lễ phục tốt nghiệp - Áo thạc sĩ, tiến sĩ

Sau khi lựa chọn được các sản phẩm phù hợp nhất cho mình quý khác có thể "Chat" trựctiếp với nhân viên oline Hoặc thông báo qua điện thoại,zalo,facebook,viber qua số điện thoai 0979953301 Mr Son Để được hướng dẫn mua hàng nhanh nhất thuật tiện nhất

Hà Nội : Số 68 Ngõ 1277 Giải Phóng – Hoàng Mai- Hà Nội Xưởng 2: Số 1 Cổ Chất -Dũng Tiến- Thường Tín- Hà Nội Sài Gòn:18D Đường Cộng Hòa – P.4- Q. Tân Bình – TP.Hồ Chí Minh Hotline :    0981 311 555 – 0979 953 301 Email : [email protected] Website:

Áo Nhật Bình - tên gọi và nguồn gốc

Áo Nhật Bình có nguyên mẫu là kiểu áo Đối khâm phi phong thời nhà Minh. Đây là dạng áo tứ thân khoác ngoài có cổ hình chữ nhật to bản, chạy dọc từ cổ đến ngực. Cổ áo được thêu cầu kỳ tinh xảo đi kèm với phụ kiện là chiếc cúc áo được làm bằng ngọc hoặc vàng. Phía dưới cổ áo có 2 dải dây được may thêm vào và buông xuống gọi là dải thùy lưu. Vào thời Gia Long, bậc Hậu phi phải cài một Kim ước (đến nay vẫn chưa xác định rõ hình dạng). Đến thời Thiệu Trị, Kim ước được thay bằng Kim phượng. Lần thay đổi cuối cùng vào thời Nguyễn Mạt, Nhật Bình được đi kèm với khăn vành - dạng kết hợp thường thấy nhất mà chúng ta thấy hiện nay.

Tên “Nhật Bình” bắt nguồn từ việc hoa văn trang trí trên áo tạo thành một hình chữ nhật lớn trước ngực. Trên thân áo, các đồ án hoa văn chính hình tròn khép kín chiếm diện tích lớn thường được thêu là phượng ổ, loan ổ. Bên cạnh đó, các hoa văn phụ với ý nghĩa cát tường, tốt lành như chữ thọ, chữ phúc, bát bửu, hoa dây, hoa lựu… được thêu dưới chân áo có hoa văn sóng nước (thủy ba). Các hoa văn này có sự sắp xếp và thay đổi tùy theo địa vị, danh phận của người mặc áo. Tương tự như bố cục hoa văn, tay áo một số người sẽ có dải màu tượng trưng cho ngũ hành: lục, vàng, xanh, trắng, đỏ tượng trưng cho địa vị của người đó. Tuy nhiên, quy chế này không được áp dụng cho bậc Hoàng Hậu.

Áo Nhật Bình - Phân theo thứ bậc

Theo "Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ" (1807), mỗi cấp bậc trong cung: Hoàng Thái Hậu, Hoàng Hậu, Phi tần, Công chúa... tùy phẩm cấp mà trang phục cũng như màu sắc và hoa văn có điểm khác biệt để phân định rõ ràng.

- Mão: 2 chiếc Cửu long kim ước phát, 1 cửu phượng kim ước phát, 8 trâm phượng bằng vàng.

- Y phục: 1 áo bào Nhật Bình làm bằng sa sợi vàng thêu 20 hình rồng phượng, loan, trĩ và 1 thường may bằng tơ Bát ti trắng thêu rồng phượng. Mũ và trâm cài là 2 vật dụng đi kèm với y phục. Công chúa:

- Mão: 1 Thất phượng Kim ước phát, 12 trâm hoa.

- Y phục: 1 áo Nhật bình may bằng sa sợi đỏ, thêu phượng ổ.

Cấp cung tần nhị giai: 1 chiếc mũ Ngũ phượng Kim ước phát và 10 cây trâm hoa đi cùng với 1 áo Nhật Bình màu xích đào thêu hình loan may bằng sợi sa. Thường phục được may bằng tơ Bát ti cũng thêu hình loan ổ.

Cấp cung tần tam giai: Y phục gần giống với cấp cung tần nhị giai, thay màu tím làm màu sắc chủ đạo. Mũ bao gồm 1 chiếc mũ Tam phương Kim ước phát và 8 cây trâm hoa.

Cấp cung tần tứ giai: Y phục của cấp Cung tứ giai là 1 chiếc áo Nhật Bình màu tím nhạt may bằng sợi sa và 1 y phục thường may bằng tơ Bát ti trắng. Cả 2 y phục đều được thêu hình loa. Mũ của cấp cung tứ giai là 1 chiếc Phượng kim ước cùng 8 cây trâm cài.

Bộ ảnh infographic giới thiệu về Áo dài Nhật Bình của Dự án văn hóa Colere

Áo Nhật Bình - Theo dòng thời gian

Vào đầu triều Nguyễn, áo Nhật Bình phải tuân theo đúng quy chế màu sắc và thứ bậc. Vào thời Gia Long và Minh Mạng, quy chế còn đủ đầy, áo Nhật Bình thường phối với một bộ Xiêm y màu tuyết bạch, đội mũ Phượng tùy thứ bậc. Tuy nhiên, từ thời Đồng Khánh trở đi, quy chế cung đình đã tối giản hơn nên trang phục này thường chỉ phối với quần ống trắng và vấn khăn vành to bản.

Hơn 60 năm qua, áo Nhật Bình dường như đã lui vào dĩ vãng và xuất hiện rất ít trong các dịp lễ hội truyền thống. Tuy nhiên, với xu thế tìm hiểu về trang phục truyền thống, nhiều bạn trẻ hiện nay đã lựa chọn Nhật Bình cho nhiều bộ ảnh cưới hay các ngày lễ đặc biệt. Với khung cảnh thơ mộng và mang giá trị lịch sử của Huế, những bức ảnh chụp với cổ phục Nhật Bình như tô đậm vẻ đẹp cung cách Huế hơn bao giờ hết.

Ở Huế, hầu hết các hiệu ảnh cưới lớn đều có sẵn những trang phục truyền thống và hiện đại để đáp ứng đa dạng nhu cầu của các cặp đôi. Cũng có các địa chỉ online cho thuê áo dài Nhật Bình tại Huế, mọi người có thể tham khảo tại fanpage Cổ Trang Hoàng Cung.

Một số hình ảnh về những cô dâu hiện đại lựa chọn áo dài Nhật Bình cho bộ ảnh cưới của Hoa Nghiêm Bridal

Tối 27/10, tại Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Sở Du lịch Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023.

Trong thời gian diễn ra sự kiện, các nhà thiết kế trên khắp cả nước như Viết Bảo, Quang Hòa, Cao Minh Tiến, Ngọc Hân, Thanh Hải, Ỷ Vân Hiên, Dũng Nguyễn, Hoàng Ly, Vũ Thảo Giang và nhiều thương hiệu áo dài như OZ Design House, áo dài La Sen Vũ, Kiên Anh... sẽ giới thiệu các bộ sưu tập áo dài.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà nêu rõ, Lễ hội Áo dài Du lịch là hoạt động văn hóa nhằm bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, khai thác, tôn vinh nét đẹp văn hóa Việt Nam đặc sắc với tà áo dài truyền thống của dân tộc. Đồng thời là sản phẩm của các loại hình du lịch đặc sắc, hấp dẫn và hiệu quả, phát triển và quảng bá du lịch Hà Nội và Việt Nam. Hoạt động này đã tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu, giao lưu, hợp tác cùng phát triển giữa các doanh nghiệp du lịch của Hà Nội với các nghệ nhân, nhà thiết kế.

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội mở ra định hướng mới, góp phần không nhỏ để du lịch Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng trở thành điểm đến yêu mến, sự lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách trong nước và bạn bè quốc tế, là “Điểm đến du lịch Thành phố hàng đầu thế giới”.

Trong thời gian diễn ra Lễ hội, trên trục đường Đinh Tiên Hoàng, tượng đài Lý Thái Tổ, phố Lê Thạch, Ban Tổ chức bố trí 60 gian hàng quảng bá và giới thiệu sản phẩm của các nhà thiết kế, các thương hiệu áo dài 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Đồng thời tại địa điểm nàym các doanh nghiệp du lịch, hàng không, khách sạn, điểm đến giới thiệu về các tour, tuyến, dịch vụ du lịch với các chính sách ưu đãi, khuyến mại… Qua đó chuyển tới du khách những sản phẩm du lịch, phù hợp với nhu cầu thị hiếu.

Đáng chú ý, chương trình biểu diễn nghệ thuật và đồng diễn áo dài của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội có sự tham gia của của 600 phụ nữ đến từ các khối, các tổ chức và gia đình với nhiều thế hệ là hoạt động quy mô lớn, ấn tượng bằng trang phục áo dài. 100 người mẫu với trang phục áo dài ngũ thân sẽ tham gia chương trình diễu hành với tên gọi “Bách hoa Bộ hành”.

Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023 là một hoạt động văn hóa, du lịch hứa hẹn thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân Hà Nội, du khách trong nước và quốc tế; đồng thời là hoạt động gắn kết thời trang với du lịch, lan tỏa tình yêu áo dài tới nhiều thế hệ trong cộng đồng. Lễ hội diễn ra đến ngày 29/10./.

Mùa xuân Giáp Thìn năm nay, gia đình bạn sẽ lưu dấu kỷ niệm gì cùng nhau? Cả nhà cùng mặc áo dài gia đình đồng điệu về màu sắc, chi tiết hay phom dáng đi dạo đường hoa Nguyễn Huệ, hội hoa xuân Tao Đàn hoặc đi chợ hoa tết bến Bình Đông có thể sẽ là ý tưởng vừa vui vẻ, vừa dễ thương.

Khi chọn áo dài gia đình, bạn có thể chọn tất cả các mẫu trang phục cùng một màu sắc hoặc có sự khác biệt về sắc độ theo dụng ý riêng như cha và con trai, mẹ và con gái để tạo thành hai cặp màu sắc vừa đồng điệu vừa có điểm nhấn. Áo dài nam thường ưu tiên sự thoải mái, phom dáng hiện đại, nam tính và mặc kèm quần jeans, giày tây hay sneakers. Áo dài cho mẹ và con gái thường có thêm họa tiết thêu hoa, mấn/ băng đô cài đầu và mặc kèm quần lụa ống rộng

Các gam màu phổ biến và được ưa thích nhất dịp tết Nguyên đán bao gồm đỏ, hồng, vàng và trắng phù hợp với mọi thành viên trong gia đình và có thể mặc trong nhiều dịp khác sau khi chụp ảnh tết. Cả nhà có thể diện khi dự đám cưới người thân và bạn bè thân thiết, mặc khi đi lễ đầu năm, trong dịp kỷ niệm của gia đình...

Đôi khi việc lên kế hoạch về trang phục tết bị đổ bể vì có những quý anh nhất định không chịu mặc áo dài nam. Vậy nàng đừng ép những chàng trai trong gia đình phải làm điều họ chưa sẵn sàng. Thay vào đó, chỉ cần thuyết phục bé gái mặc áo dài cặp đôi cùng mẹ còn bố và con trai diện vest hay sơ mi lịch lãm là đã đủ để tạo nên tấm ảnh gia đình đẹp mắt và ấn tượng

Áo dài màu hồng pastel thêu hoa phối quần hồng đậm, băng đô tiệp màu tạo nên những khoảnh khắc không thể quên cho mẹ và bé yêu

Áo dài suông thường được gợi ý cho bé gái bởi dễ vừa vặn với vóc dáng chưa trưởng thành, vừa để "trừ hao" khi bé lớn nhanh và mặc được trong nhiều dịp lễ hội khác. Với mẹ, nếu tự tin với vóc dáng vẫn còn "chuẩn" có thể chọn áo dài truyền thống tôn đường cong; hoặc cứ thả lỏng bản thân trong chiếc áo phom suông rộng từ vải lụa mềm dệt họa tiết hoặc áo dài phối vải hoa xinh xắn

Áo dài cho cặp đôi chị em, đôi bạn thân có vô số các lựa chọn trên các chất liệu vải nhung, tơ lụa hay họa tiết chăn con công đang "hot" rần rần. Để có được hình ảnh đẹp mắt và ăn ý thì cần có sự bàn bạc của cả hai để các mẫu áo dài cặp đôi này có sự đồng điệu về phom dáng/ cách phối cùng quần lụa/ phụ kiện vừa tạo ra sự khác biệt vừa có sự đồng điệu

Áo dài nam mộc mạc thêu cành trúc, áo dài nữ in họa tiết trên vải voan hay lụa tơ với cặp màu hồng - xanh dương dịu mát ghi dấu những khoảnh khắc mùa xuân đáng nhớ

Có thể sự bàn bạc và thống nhất trong việc chọn áo dài giữa các cặp đôi không đi đến hồi kết thì những lựa chọn ngẫu nhiên vẫn có thể mang đến kết quả mãn nhãn bất ngờ. Cặp đôi tuổi trung niên chụp ảnh phong cách xuân xưa cùng xe Cub, áo dài ngũ thân, chiếc làn tre và bó hoa lay ơn màu đỏ mang sắc xuân ngập tràn. Đây chính là những tấm ảnh ghi dấu thời gian, cảm xúc và đong đầy kỷ niệm mùa tết!

Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội 2022 sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 4-12, tại Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.

Đây là sự kiện nhằm quảng bá du lịch, văn hóa áo dài truyền thống của Việt Nam nói chung và áo dài Hà Nội nói riêng; đồng thời để kích cầu du lịch, thu hút nhiều du khách đặc biệt là khách quốc tế đến Hà Nội.

Nhân dịp này, phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trò chuyện với Tổng đạo diễn Lê Quý Dương, người góp phần xây dựng các ý tưởng cho lễ hội.

- Đây là lần thứ hai Hà Nội tổ chức Lễ hội áo dài du lịch để quảng bá, kích cầu du lịch cho Thủ đô (lần thứ nhất vào năm 2016 tại Hoàng thành Thăng Long). Vậy, lần này có điểm gì nổi bất và khác hơn lần trước, thưa ông?

- Khác nhiều chứ, đầu tiên là về không gian, quy mô tổ chức sự kiện. Vào lần đầu tiên, Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội chỉ diễn ra 1 tối tại Hoàng thành Thăng Long, chủ yếu mang tính quảng bá vẻ đẹp áo dài Hà Nội. Lần này, lễ hội diễn ra trong 3 ngày với rất nhiều hoạt động chính thức và bên lề hấp dẫn xoay quanh câu chuyện áo dài Việt Nam nói chung và áo dài Hà Nội nói riêng. Câu chuyện đó sẽ giúp công chúng thấy được vẻ đẹp của áo dài 3 miền Bắc - Trung - Nam một cách rõ ràng hơn. Lễ hội có sự tham gia của nhiều nhà thiết kế nổi tiếng của 3 miền, như: Nghệ nhân áo dài Lan Hương; nhà thiết kế Xuân Thu, Viết Bảo, Năm Tuyền, Quang Hòa, Hà Duy, Chula Fahion House, Cao Minh Tiến và nhiều thương hiệu áo dài: Hương Queen, OZ Design House, áo dài thêu tay Tulip, Kiên Anh…

Không gian tổ chức tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm cũng rất rộng để người dân, du khách thỏa sức tham gia, trải nghiệm, sống trong không khí lễ hội. Tại lễ hội sẽ có 50 gian hàng của các nhà thiết kế nổi tiếng trong nước, các làng nghề truyền thống Hà Nội, các đơn vị kinh doanh du lịch… Vì thế, tôi tin chắc sự trở lại lần này, không chỉ là để quảng bá vẻ đẹp của văn hóa áo dài, mà còn đánh dấu một thương hiệu du lịch của Thủ đô.

- Yếu tố du lịch được thể hiện trong lễ hội áo dài này ra sao?

- Tất cả các đơn vị, nhà thiết kế thời trang tham gia sự kiện lần này đều là những đại sứ cho thương hiệu của mình, góp phần quảng bá cho du lịch Hà Nội. Chúng tôi trao quyền sáng tạo cho tất cả các đơn vị và nhà thiết kế. Mỗi gian hàng sẽ kể câu chuyện khác nhau về mình, ở đó có thể là câu chuyện sáng tạo áo dài, câu chuyện cách tân, cũng có thể là câu chuyện quà tặng cho du khách.

Các gian hàng sẽ có ý tưởng thiết kế sáng tạo độc đáo riêng để người dân và du khách được thoải mái chụp ảnh, mua sắm hoặc có thể thuê áo dài ngay tại chỗ để tham gia lễ hội. Chúng tôi khuyến khích người dân khi tham dự sự kiện này, nên mặc áo dài để cùng tận hưởng không gian truyền thống tuyệt vời, tôn vinh tà áo dài Việt Nam, làm đẹp thêm cho sự kiện của Thủ đô…

- Vậy, điểm nhấn của Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội 2022 là gì, thưa ông?

- Có rất nhiều hoạt động, sự kiện sẽ diễn ra đồng thời và trải dài trong 3 ngày cuối tuần, nên người dân và du khách có thể thoải mái trải nghiệm và tận hưởng không khí lễ hội áo dài. Có 5 không gian và tiểu cảnh được xây dựng theo 5 chủ đề: Áo dài xưa và nay trong văn hóa của người Việt Nam; áo dài với bạn bè và du khách quốc tế; áo dài trong các hoạt động du lịch, các đơn vị cung cấp nguyên liệu sản xuất áo dài; áo dài truyền thống và những sáng tạo hiện đại; các thương hiệu và nhà thiết kế áo dài nổi tiếng Việt Nam. Tại các không gian này, chúng tôi cũng thiết kế nhiều tiểu cảnh, góc check-in ấn tượng cho du khách chụp ảnh.

Ngoài ra, lễ hội sẽ có hoạt động diễu hành, biểu diễn áo dài của hơn 1.000 người trên phố đi bộ. Đây là hoạt động có tính lôi cuốn và thu hút người dân. Người dân và du khách sẽ được xem các bài đồng diễn múa nón, múa quạt cùng áo dài.

Các bộ sưu tập áo dài của một số nhà thiết kế được giới thiệu trong chương trình họp báo

Điểm nhấn của lễ hội là sự kiện diễu hành và đồng diễn áo dài của hơn 1.000 người tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm vào ngày 3 và 4-12.

- Nhiều địa phương đã tổ chức thành công các festival áo dài và trở thành thương hiệu du lịch được đông đảo người dân và du khách biết đến. Với vai trò là tổng đạo diễn sự kiện này, ông sẽ mang đến sự khác biệt cho Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội, tạo nên thương hiệu riêng có của Thủ đô như thế nào?

- Lễ hội áo dài Huế cho người xem cảm nhận về những giá trị  truyền thống, thấm đẫm tinh thần di sản, đó là việc khôi phục lại áo dài ngũ thân và việc định hình áo dài ngũ thân trong đời sống hiện đại. Đây là việc làm quý, có tính chất bảo tồn di sản, hồi sinh giá trị văn hóa đã lãng quên.

Tại lễ hội của Hà Nội , ngoài câu chuyện áo dài truyền thống, chúng tôi còn mở rộng biên độ về câu chuyện sáng tạo áo dài. Đó không chỉ là câu chuyện áo dài ngũ thân, áo dài cô ba Sài Gòn, áo dài tứ thân của miền Bắc, mà còn là câu chuyện của tư duy mới, sáng tạo mới. Chúng tôi muốn khán giả nhìn nhận sự vận hành, phát triển của áo dài Hà Nội trong sự phát triển chung của áo dài Việt Nam.

Ngoài ra, tại lễ hội lần này cũng tôn trọng yếu tố sáng tạo, yếu tố mới cho những người trẻ, thậm chí là những sinh viên đang theo học thiết kế. Ban tổ chức sẽ có những giải thưởng cho các nhà thiết kế, sáng tạo mới cho áo dài, đó là yếu tố mới.

- Theo ông, Lễ hội áo dài du lịch 2022 sẽ thu hút bao nhiêu du khách?

- Chúng tôi hy vọng lễ hội lần này sẽ có đông đảo người dân và du khách tham dự, dự kiến thu hút từ 12.000 đến 15.000 người mỗi ngày. Điều quan trọng, lễ hội năm nay như viên gạch đầu tiên để tạo dựng nên thương hiệu cho sản phẩm văn hóa, du lịch của Hà Nội, để những năm sau đó, tiếp tục tập hợp được nhiều đơn vị, nhà thiết kế uy tín tham gia.

Nhận tư vấn, khắc chữ và đóng gói quà tặng theo yêu cầu, gọi ngay hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

Sản phẩm được chế tác hoàn toàn thủ công, cam kết 100% chính gốc Bát Tràng.

Tượng Nữ Sinh Áo Dài thanh thoát xinh đẹp trong trang phục truyền thống áo trắng thướt tha mềm mại với chiếc nón truyền thống chuyển tải trọn vẹn vẻ đẹp dịu dàng đằm thắm của người phụ nữ Việt Nam. Sản phẩm vừa làm đồ trang trí nhà đẹp vừa trở thành món quà tặng đối tác nước ngoài ý nghĩa. Để mỗi khi nhìn ngắm bức tượng này, đối tác sẽ nhớ ngay tới đất nước con người Việt duyên dáng, nồng hậu, chân thành.

Tượng nữ sinh áo dài làm từ chất liệu gốm sứ cứng cáp với thiết kế đơn giản nhưng luôn có điểm nhấn trên bề mặt sản phẩm. Sản phẩm có các ưu điểm nổi bật sau:

Tượng gốm trang trí là vật dụng trang trí nội thất và thu hút phong thủy tốt cho chủ sở hữu. Không chỉ bền bỉ, cứng cáp mà còn dễ trưng bày, lau chùi và vệ sinh.

Nói đến đất nước con người Việt Nam, nhiều đối tác nước ngoài nhớ nhất chính là vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ. Vẻ đẹp ấy ẩn dưới tà áo dài cổ điển hay tà áo dài truyền thống mềm mại, kín đáo vẫn tôn lên nét dịu dàng, quyến rũ, đằm thắm. Với thân hình gọn gàng cùng với bộ áo dài làm toát lên sự nữ tính dịu dàng, duyên dáng thước tha, người nghệ nhân đã lấy nét đẹp duyên dáng đó tạo nên một sản phẩm rất đẹp rất có ý nghĩa đó là tượng cô gái Việt Nam mặc áo dài.