Đầu Tư Tại Lào

Đầu Tư Tại Lào

“Việt – Lào hai nước chúng ta, Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long.” Câu nói của Chủ tịch Hồ Chi Minh như một lời tuyên ngôn bất hủ về mối quan hệ hữu nghị kèo sơn Việt – Lào. Thật vậy, từ lâu, Lào luôn trở thành điểm đến của rất nhiều khách du lịch. Cũng đã trở thành thị trường đầu tư đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư Việt Nam. Vậy thủ tục đầu tư sang Lào có khó không? Cần những thủ tục gì? Chính sách ưu đãi của nước bạn ra sao? Hãy cùng PHAM DO LAW tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Hợp tác kinh doanh theo hợp đồng giữa pháp nhân Lào và Việt Nam

Hợp tác kinh doanh theo hợp đồng là thoả thuận hợp tác kinh doanh (HTKD) giữa các pháp nhân Lào và Việt Nam. Việc hợp tác liên doanh bao gồm cả các bên công; và tư thông qua hợp đồng HTKD. Theo luật pháp và quy định của Lào. Việc hợp tác này được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mà không phải thành lập một pháp nhân mới; hoặc văn phòng chi nhánh tại Lào. Hợp đồng HTKD nhằm xác định rõ quyền; nghĩa vụ và lợi ích của mỗi bên đối với nhau. Và các bên đối với Chính phủ.

Hợp đồng HTKD tại Lào ký kết trong hợp đồng HTKD theo hợp đồng kể trên phải thông báo cho Cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể là Văn phòng dịch vụ đầu tư một cửa để phê duyệt, quản lý theo quy định. Và phải được cơ quan có thẩm quyền của Lào công chứng, xác nhận việc lập hợp đồng.

Các hình thức đầu tư sang Lào quy định của Pháp luật Việt Nam

Theo khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2020. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau:

1/ Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật Lào

2/ Đầu tư theo hình thức hợp đồng tại Lào;

3/ Thực hiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế Lào để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;

4/ Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác; hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác tại nước ngoài;

5) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước CHND Lào.

Quy trình đăng ký đầu tư kinh doanh thuộc danh mục kinh doanh có kiểm soát

Thẩm quyền xem xét và giải quyết thuộc về Văn phòng dịch vụ đầu tư một cửa cấp Trung ương; hoặc cấp tỉnh của Lào.

Văn phòng này có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan chuyên ngành. Và sau đó trình Uỷ ban khuyến khích và quản lý đầu tư để phê duyệt. Theo thẩm quyền được quy định tại các văn bản quy phạm có liên quan của Lào.

Về thời hạn xem xét đầu tư vào các lĩnh vực thuộc danh mục kinh doanh có kiểm soát. Được chính phủ Lào quy định như sau:

Bước 1. Nhà đầu tư Việt Nam xin cấp Giấy phép đầu tư tại Lào; và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với việc thành lập, điều chỉnh giấy chứng nhận theo quy định pháp luật Lào). Thời hạn cấp là 25 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận đơn đầu tư nhận đầy đủ giấy tờ (theo quy định của Pháp luật Lào.

Bước 2. Cơ quan có thẩm quyền gửi đề nghị đến các ban ngành và chính quyền địa phương để lấy ý kiến. Trong thời gian 02 ngày làm việc. Việc xem xét, trả lời bằng văn bản trong vòng 8 ngày làm việc. Trường hợp không có văn bản trả lời xem như chấp thuận đầu tư.

Bước 3. Sau khi đã nhận được văn bản trả lời của cơ quan tại bước 2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành trực tiếp xem xét. Và đề nghị Ủy ban khuyến khích và quản lý đầu tư xem xét trong thời hạn 10 ngày làm việc.

Bước 4. Cơ quan giải quyết sẽ cấp giấy phép đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc. Trường hợp từ chối sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ chối.

Hoạt động đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam

Theo pháp Luật Đầu tư Lào quy định: hoạt động đầu tư có 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam là đầu tư hoàn toàn thuộc sở hữu của các nhà đầu tư Việt Nam. Và doanh nghiệp hoặc dự án ở Lào có thể là do một nhà đầu tư hoặc một nhóm các nhà đầu tư Việt Nam thực hiện.

Quy trình đăng ký đầu tư kinh doanh ngoài danh mục kinh doanh có kiểm soát

Nhà đầu tư chỉ cần tiến hành nộp đơn đăng ký cho cơ quan quản lý ngành nghề; và đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp Lào và các quy định khác có liên quan của Lào.

Trường hợp nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực được khuyến khích. Khi đăng ký doanh nghiệp, chủ đầu tư có thể yêu cầu Văn phòng dịch vụ đầu tư một cửa cấp thẻ ưu đãi đầu tư.

Thời gian xem xét và giải quyết thủ tục trên là tối đa là 10ngày làm việc. Kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được đơn đăng ký kinh doanh.

Trừ các lĩnh vực mà thời hạn đầu tư bị hạn chế bởi các quy định của ngành có liên quan tại Lào. Hoạt động đầu tư nói chung không hạn chế về mặt thời gian đầu tư.

Nguyên tắc của Pháp luật Việt Nam khi thực hiện đầu tư sang Lào

Tại Luật Đầu tư 2020, Nhà nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN Việt Nam) đã nêu các nguyên tắc đầu về đầu tư nước ngoài như sau:

Thứ nhất, nhà nước CHXHCN Việt Nam luôn khuyến khích việc đầu tư ra nước ngoài. Với mục đích là khai thác, phát triển và mở rộng thị trường và thu ngoài tệ. Cũng như tăng cường khả năng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.

Thứ hai, nhà nước CHXHCN Việt Nam khuyến khích nhà đầu tư Việt Nam tiếp cận công nghệ hiện đại từ nước ngoài. Qua đó giúp nâng cao năng lực quản trị .Đồng thời giúp bổ sung nguồn lực nhằm phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Thứ ba, nhà đầu tư thực hiện đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ pháp luật về Đầu tư; các pháp luật có liên quan. Đồng thời phải tuân thủ theo quy định pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. Cũng như các điều ước quốc tế có liên quan. Và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư của mình.

Các chính sách khuyến khích đầu tư của chính phủ Lào

Tại Điều 4 Luật Khuyến khích Đầu tư nước Cộng hoà Nhân dân Lào (CHND Lào) khẳng định:

Chính phủ Lào khuyến khích các hoạt động đầu tư từ mọi thành phần kinh tế. Bao gồm nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Thông qua việc đề ra cơ chế; chính sách để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Việc khuyến khích bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng; cung cấp các thông tin cần thiết; đề ra các chính sách thuế, phí, lao động và quyền sử dụng đất; tiếp cận tài chính, đối xử bình đẳng, và nâng cao nhận thức và bảo vệ quyền sở hữu đối với quyền như: quyền sử dụng; quyền sở hữu; quyền thừa kế; chuyển giao quyền; và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Chính phủ Lào luôn khuyến khích đầu tư trong tất cả các lĩnh vực, hoạt động kinh doanh. Và các khu vực trên cả nước ngoài . Trừ các lĩnh vực và hoạt động kinh doanh được coi là gây bất lợi cho an ninh quốc gia. Hoặc gây tác động xấu đối với môi trường tự nhiên hiện tại và trong thời gian dài; gây hại cho sức khoẻ cộng đồng và văn hoá đất nước.

Các ngành nghề bị cấm đầu tư sang Lào

Các ngành nghề sau đây sẽ bị cấm đầu tư sang Lào:

Thứ nhất, ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 và các điều ước quốc tế có liên quan.

Thứ hai, ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc quy định các đối tượng cấm xuất khẩu. Được quy định tại pháp luật về quản lý ngoại thương.

Thứ ba, ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Lào.

Nhập khẩu vốn kinh doanh tổng hợp

Nhà đầu tư Việt Nam đầu tư vào các doanh nghiệp Lào phải góp vốn ít nhất ba mươi phần trăm (30%) tổng vốn đăng ký. Thời hạn góp vốn là chín mươi (90) ngày; kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư. Vốn còn lại thực hiện theo Luật Doanh nghiệp Lào hoặc các luật có liên quan khác của Lào.

Vốn có thể được nhập khẩu bằng tiền mặt; hoặc hiện vật phù hợp với các luật và quy định có liên quan của Lào.

Đối với hoạt động nhập khẩu tiền mặt hoặc hiện vật. Nhà đầu tư phải mang theo các chứng từ bổ sung để được Ngân hàng Quốc gia Lào xác nhận. Theo quy định của pháp luật có liên quan của nước CHND Lào.