Đăng Ký Giảm Trừ Gia Cảnh Cá Nhân

Đăng Ký Giảm Trừ Gia Cảnh Cá Nhân

Với cá nhân người lao động thuộc đối tượng phải nộp thuế TNCN có người phụ thuộc thì cần phải đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định. Vậy cách đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh như thế nào là hợp lệ? Cùng MISA MeInvoice tìm hiểu về những quy định về NPT giảm trừ gia cảnh trong nội dung bài viết dưới đây.

Cách 1: Đăng ký người phụ thuộc online

Trường hợp 1: Cá nhân tự đăng ký qua mạng

Bước 1: Đăng nhập website thuedientu.gdt.gov.vn

Bước 2: Đăng nhập tài khoản Thuế điện tử cá nhân

Bước 3: Chọn “Đăng ký thuế” >> “Kê khai và nộp hồ sơ đăng ký thuế”

Bước 4: Chọn “20-ĐK-TCT Tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công”

Bước 5: Kê khai thông tin vào tờ khai 20-ĐK-TCT – Tờ khai đăng ký người phụ thuộc

Bước 6: Chọn “Hoàn thành kê khai” >> “Nộp hồ sơ đăng ký thuế”

Trường hợp 2: Tổ chức trả thu nhập đăng ký người phụ thuộc

Bước 1: Truy cập website Thuế điện tử

Bước 2: Chọn “Đăng ký thuế” >> “Đăng ký mới/Thay đổi thông tin của cá nhân qua CQCT”

Bước 3: Thực hiện kê khai thông tin lên mẫu 20-ĐK-TH-TCT

Bước 4: Điền tên Giám đốc, người đại diện cơ quan chi trả thu nhập vào mục “Người nộp thuế hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế”

Bước 5: Tích chọn “Hoàn thành kê khai” >> “Nộp hồ sơ đăng ký thuế”

Bước 6: Tra cứu trạng thái hồ sơ đăng ký người phụ thuộc đã nộp

Chọn “Tra cứu hồ sơ đăng ký thuế” >> Chọn hồ sơ đăng ký thuế là “20-ĐK-TH-TCT…” >> kiểm tra thông tin tại ô “Trạng thái”

Nếu hồ sơ khai báo được lưu không có thông tin sai sót thì mất từ vài phút đến vài giờ đồng hồ để hiển thị kết quả.

Mẫu đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Hiện nay, mẫu đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh mới nhất là mẫu số 07/ĐK-NPT-TNCN được ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC.

Tải bản đăng ký người phụ thuộc mẫu 07/ĐK-NPT-TNCN TẠI ĐÂY

Cách điền tờ khai đăng ký người phụ thuộc:

Cách 2: Đăng ký người phụ thuộc trên HTKK

Để thực hiện đăng ký người phụ thuộc trên HTKK bạn thực hiện theo các bước sau:

Kê khai theo mẫu 02TH trên phần mềm HTKK

Nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh qua mạng

Giải đáp một số thắc mắc khi đăng ký người phụ thuộc

Câu 1: Có được ủy quyền đăng ký người phụ thuộc?

Bạn hoàn toàn có thể ủy quyền đăng ký người phụ thuộc cho cá nhân, tổ chức trả thu nhập chỉ cần có giấy ủy quyền và cung cấp đầy đủ các giấy tờ của người phụ thuộc cho cá nhân, tổ chức trả thu nhập.

Câu 2: Kiểm tra người phụ thuộc đã được đăng ký như thế nào?

Bạn có thể dễ dàng tra cứu người phụ thuộc đã được đăng ký thông qua 3 cách sau:

Cụ thể, các bước tra cứu được hướng dẫn chi tiết tại tài viết 3 cách tra cứu mã số thuế người phụ thuộc NHANH – CHÍNH XÁC nhất

Câu 3: Thời hạn đăng ký người phụ thuộc?

Nội dung tại Điều 33 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có quy định cụ thể như sau:

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách đăng ký người phụ thuộc gia cảnh mà MISA MeInvoice gửi đến bạn đọc tham khảo. Hy vọng qua những thông tin của bài viết trên, người lao động sẽ áp dụng đăng ký để được hưởng quyền lợi về thuế TNCN. Bên cạnh đó, nếu bạn thấy nội dung bài viết hữu ích, hãy chia sẻ bài viết này để nhiều người biết đến cách đăng ký người phụ thuộc theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển đổi và sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN theo Nghị định 123, Thông tư 78, Công ty cổ phần MISA đã phát hành phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ chứng từ điện tử mới nhất, cùng với nhiều lợi ích tuyệt vời như:

Video giới thiệu phần mềm MISA Amis Thuế TNCN

Nếu Quý doanh nghiệp quan tâm và có nhu cầu tư vấn miễn phí về phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN hỗ trợ đăng ký người phụ thuộc nhanh chóng, hãy nhanh tay đăng ký tại đây, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất:

Với câu hỏi này, Luật sư Nguyễn Văn Điệp (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) tư vấn như sau:

Quy định về việc giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ Điều 19, Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, được sửa đổi bởi khoản 4, Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định về việc giảm trừ gia cảnh như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân:

4. Khoản 1, Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:

a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);

b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.”

Tuy nhiên, mức giảm trừ gia cảnh nêu trên đã được sửa đổi bởi Điều 1, Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 có hiệu lực kể từ ngày 1.7.2020, cụ thể:

Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1, Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:

1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Như vậy, từ ngày 1.7.2020 đến nay, khi tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công, người lao động được giảm trừ gia cảnh theo mức như sau:

Đối với bản thân: mức giảm trừ gia cảnh là 11 triệu đồng/tháng (tương đương 132 triệu đồng/năm);

- Đối với người phụ thuộc: mức giảm trừ gia cảnh là 4,4 triệu đồng/người/tháng.

Những ai được xem là người phụ thuộc?

Theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 9, Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định người phụ thuộc gồm những đối tượng sau:

(1) Con: Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng.

- Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).

- Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

- Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

(2) Vợ hoặc chồng của người nộp thuế.

- Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

- Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

(3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.

- Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

- Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.

(4) Cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Thông tư số 111/2013/TT-BTC, bao gồm:

- Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.

- Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.

- Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: Con của anh ruột, chị ruột, em ruột.

- Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Cá nhân được tính là người phụ thuộc phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

- Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh năm 2023

Khi tính giảm trừ gia cảnh, người nộp thuế cần áp dụng những nguyên tắc được quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 9, Thông tư số 111/2013/TT-BTC cụ thể:

Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế:

- Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.

- Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).

Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc:

- Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.

- Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày 1.10.2013 thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.

- Nếu người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác tại mục 2.(4) thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31.12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.

- Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.